Hướng dẫn chăm sóc cho cây Hoa Mai vàng
Mai vàng thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tốt nhất là từ 25°C – 30°C. Khác với hoa đào, những vùng có nhiệt độ thấp dưới 100C thì cây khó sống, nếu trồng được thì sức sống rất yếu. Là loại cây ưa nắng, ưa ẩm thì trồng vào khoảng thời gian tháng 2 Âm lịch (AL) – tháng 2 Âm lịch (AL) là tốt nhất.
Cây hoa Mai chịu hạn khá tốt, nhưng nếu để cây “khát” trong thời gian dài thì không nên, vì như vậy cây sẽ cằn cỗi và suy kiệt. Luôn giữ cho đất ẩm nhưng không ngập nước. Vào những ngày nắng nên tưới mỗi ngày một lần hoặc tưới cách ngày cũng được, tưới đẫm nước bằng cách dùng vòi tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ tốt hơn, thời gian tưới tốt nhất là buổi sáng (khoảng 8h – 9h). Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt. Đối với trồng chậu thì nên tưới nước mỗi ngày, vì đất trong chậu đã bị giới hạn nên rất nhanh khô, không giữ ẩm được lâu. Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng (khoảng 8h – 9h sáng) và buổi chiều (khoảng 4h – 5h chiều). Tiếp tục xem tưới nước cho Bonsai.
Nên căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng giai đoạn mà bón phân cho hợp lý: đầu năm cây cần nhiều đạm, giữa năm cây cần nhiều lân, cuối năm cây cần nhiều kali. Nên chia nhỏ lượng phân ra, để bón làm nhiều lần, cây Mai sẽ hấp thụ phân bón triệt để hơn và sẽ ít bị sốc phân. Khi bón phân cho cây Mai, cần chú ý lúc bón phân cây phải đủ nước, ánh sáng đầy đủ để giúp cho cây hấp thụ lượng phân tốt nhất, không bị cháy rễ, ngộ độc cho cây. Những cây Mai yếu, bị bệnh, khả năng hấp thu phân của bộ rễ là rất kém. Do đó, trong trường hợp này không nên bón nhiều phân cho cây, có thể làm cho cây dễ bị bệnh nặng hơn do nấm bệnh có điều kiện và cơ hội phát triển mạnh. Tuỳ vào thành phần của đất trồng cụ thể, mà quyết định và chọn cách bón phân cho đúng. Nếu chất trồng ít đất và chất hữu cơ thì nên bón loãng và bón làm nhiều lần. Nếu chất trồng có nhiều chất hữu cơ và có thể bón tập trung và ít lần hơn, do chất trồng có khả năng giữ lại được khoáng lâu để cung cấp dần cho cây.
Cây không cắt tỉa mà để cành rậm rạp, dày đặc thì sẽ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh. Cứ khoảng 2 tháng thì nên cắt tỉa cành 1 lần, những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi, những cành mọc dày đặc trong tán đều dùng kéo hoặc dao cắt bỏ, những cành vươn dài thì nên cắt ngắn lại chừa khoảng 4 – 5 nách lá. Thường thì khi cây Mai còn nhỏ sẽ dễ tạo dáng hơn. Đây là công việc đòi hỏi sự thẩm mỹ cao, kiên nhẫn và sáng tạo của các nghệ nhân. Tiếp tục xem tỉa cành cho Bonsai.
Hoa Mai không phải là loại cây kén đất, chỉ cần đất trồng phải tơi xốp và giữ ẩm tốt thì cây Mai sẽ phát triển tốt. Tuy nhiên điều kiện đất phù hợp để cho cây Mai phát triển mạnh phải đảm bảo thoát nước tốt và giữ được độ ẩm ổn định, độ PH phù hợp từ 5,5-7. Tiếp tục xem thay chậu cho Bonsai.
Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).
Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể được sản xuất đại trà với số lượng lớn.
Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào lại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
Ghép cành (tháp cành, tháp cây): Là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ. Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.
Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra. Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây Mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công. Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.
Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt. Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn. Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.
Giâm cành: Thời điểm thích hợp nhất là từ tháng 2-6 dương lịch. Chọn cành để giâm có đường kính 3-5mm, tuổi của cành 4-10 tháng. Dùng tro của trấu , bột xô dừa khô, cát to để làm đất giâm cành. Trên cành nai đã chọn, ta cắt ngắn thành các đoạn dài 8-12 cm, không lấy phần ngọn cành và cành phải có 2-3 nách lá. Dùng dao vát một góc khoàng 45 độ phía dưới cành giâm rồi giâm cành xuống đất, ém chặt gốc cành để không bị đổ. Tưới nước thường xuyên cho chậu giâm, sau khoảng 3 tuần khi cành giâm ra rễ có thể mang đi trồng.
Trên cây Mai vàng thường bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở các đọt non, bạn có thể dùng biện pháp thủ công là bắt bằng tay, vì các loại sâu gây hại thường rất ít nên những chú chim có thể giúp bạn. Với rệp mềm, khi còn ở mật độ ít bạn dùng vòi xịt nước với cường độ khá mạnh thì sẽ dễ dàng đánh bật chúng khỏi đọt non. Quan trọng nhất là giai đoạn cây trổ nụ hoa vì đây là “món ngon nhất” đối với các côn trùng gây hại, đặc biệt là kiến, rệp mềm, và cả sâu ăn tạp. Nhưng cây Mai rất nhạy cảm với các chất hóa học nên tốt nhất là không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên phòng ngừa từ những khâu chọn giống, chọn đất trồng cho đến trong quá trình chăm sóc, yêu cầu phải đúng kỹ thuật và phải theo dõi cây thường xuyên. Nên trồng các cây cách xa nhau và tạo độ thông thoáng cho cây, không tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết về các kỹ thuật này, hãy xem trang chăm sóc Bonsai của chúng tôi.
Thời tiết hay khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa và ra hoa của cây, chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến cây ra hoa sớm hoặc muộn.
Để cây ra hoa đúng lúc mà mình mong muốn thì phải áp dụng đồng bộ các biện pháp bón phân – xiết nước – tuốt lá (lặt bỏ lá Mai).
Trong điều kiện tự nhiên cây Mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng thì các mầm hoa sẽ bắt đầu bung lớp vỏ trấu.
Nụ xanh sẽ nở rộ từ 6 – 7 ngày sau khi bung vỏ trấu, nên cần quan sát đặc điểm của mầm hoa, xem dự báo thời tiết để tính toán thời gian tuốt lá sao cho mầm hoa bung vỏ trấu vào khoảng ngày 22, 23 tháng 12 AL là đẹp nhất.
Chăm sóc cây Mai sau tết
Trong tết cây Mai như vắt kiệt hết sức mình để bung những cánh hoa rực rỡ đẹp nhất cho ngày xuân, nên sau tết cây sẽ bị kiệt sức và yếu đi.
Nếu trồng chậu thì nên chuyển cây ra trồng trên đất sẽ giúp cây có không gian phát triển cũng như tự phục hồi nhanh hơn. Trường hợp không thể chuyển ra ngoài thì bạn hãy thay mới 1/3 lượng đất trong chậu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm. Xước vỏ, nhưng tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đối với những đọt non, cách này dễ gây ra đứt đọn do kéo quá sứ.
Mai Vang, Hội Youtube Bonsai Việt Nam
Thông tin chung về hoa mai vàng
Dân gian quan niệm rằng, màu vàng của hoa Mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa Mai nở vàng rực đầu năm là gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm. Quan sát trong tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, cây mai vàng mọc hoang dại rất nhiều nơi, khu vực phân bố chủ yếu kéo dài từ Huế vào Nam. Cây mai có thể phát triển được ở những vùng đất có thổ nhưỡng khác nhau, như vùng núi cao, đồng bằng hoặc ven biển như cây mai biển vùng Cam Ranh, Khánh Hoà.
Nếu bạn cần giúp đỡ tìm cây để trồng, hãy xem Hướng dẫn xác định cây Bonsai của chúng tôi.